Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Hen suyễn là một dạng bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm nó sẽ sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp dị nguyên - chất gây ra tình trạng dị ứng, làm xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.

Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cần nhiều thời gian và cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không?
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn
Một điều đáng tiếc là hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Vậy bệnh hen suyễn có lây không?

Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này.

Đối tượng bị bệnh hen suyễn



Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen suyễn:
- Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó khoảng 10%, nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen suyễn và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen/suyễn.
- Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác) sẽ dễ bị hen suyễn.
Dấu hiệu nào giúp nghi ngờ bệnh hen suyễn
- Khò khè tái đi tái lại
- Ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng
- Ho sau khi tập thể dục hay gắng sức
- Khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết
- Ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó
- Bị cảm “lặm” vào phổi và có thể kéo dài hơn 10 ngày
- ...
Các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản. Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ có bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận ra bệnh hen suyễn như: tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống spirin kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch)...

Làm thế nào để chẩn đoán bạn bị bệnh hen suyễn?
Nếu nghi ngờ bị hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chẩn đoán. Khi đó, ngoài thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký (1 công cụ đạt tiêu chuẩn vàng) hay lưu lượng đỉnh kế.

Cụ thể nếu đo hô hấp ký thì bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ phải hít vào thở ra theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu bác sĩ cho bạn chỉ định thử thuốc dãn phế quản thì sau khi đã đo hoàn tất hô hấp ký lần 1, bạn sẽ được cho xịt thuốc dãn phế quản (Ventolin) rồi đo lại lần hai để tìm hiểu sự thay đổi giữa hai lần đo qua đó giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán.


Đây là một xét nghiệm không xâm lấn (không làm bệnh nhân đau) và hoàn toàn không độc hại. Khi phân tích kết quả, các bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản hay không. Dựa vào những thông tin này (kết hợp với hỏi bệnh sử và khám lâm sàng) các bác sĩ sẽ quyết định bạn có bị hen suyễn hay không.

Nếu bạn đến khám ở những nơi không có hô hấp kế mà chỉ có lưu lượng đỉnh kế (một công cụ rất đơn giản để đo sức mạnh hơi thở ra của bạn) thì bạn sẽ được cho đo chỉ số lưu lượng đỉnh 2 lần mỗi ngày trong một thời gian để xem sự thay đổi của chỉ số này. Sự biến thiên (thay đổi) từ 20% trở lên trong 3 ngày/tuần liên tiếp 2 tuần là dấu hiệu rất tốt để gợi ý bệnh hen suyễn.


Tóm lại hen suyễn là bệnh mạn tính không lây qua đường hô hấp tuy không chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được ở mức khá tốt. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và đem lại cho người bệnh cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, những người có nguy cơ và có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hen suyễn nên đi khám bệnh để được bác sĩ cho chỉ định đo hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh để xác định chẩn đoán.

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp thì những nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp càng tăng cao, lúc này cơ thể con người rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng đảm bảo năng lượng chống lại vi khuẩn, virus từ môi trường.

⍈ Cha mẹ nên xử lý như thế nào khi trẻ bị viêm mũi họng
⍈ Mua máy tạo oxy trong phòng cho trẻ
⍈ Bệnh viêm mũi dị ứng được điều trị như thế nào?



Bệnh về đường hô hấp có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các bệnh thường gặp nếu nhẹ chỉ là cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng cấp, nặng hơn sẽ là viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Riêng với trẻ em, những chứng bệnh cúm, sởi, rubella, quai bị, tiêu chảy do rotavirus có rất nhiều nguy cơ.

Bên cạnh đó, nhóm bệnh hay gặp khi chuyển thời tiết nữa là bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, bệnh liên quan đến các tác nhân dị ứng, virus.

Các chuyên gia cho biết chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh. Ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng đảm bảo năng lượng để cơ thể chống được cái lạnh của môi trường. Chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc của chế độ ăn như: ăn đủ tinh bột, đạm động vật, chất béo, dầu, mỡ...

Lợi ích từ các nhóm thực phẩm

🔼 Đạm động vật: nhóm này chứa nhiều protein giúp tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Các loại thực phẩm giàu đạm như: cá, thịt đỏ...
🔼 Trái cây và rau xanh: cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh. Vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Những chất dịch nhày này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn. Có thể tìm thấy Vitamin A có trong các loại rau màu xanh thẫm, quả màu đỏ, vàng như quả: đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền, bưởi, cam, quýt...
🔼 Nước là thành phần rất quan trọng đối với cơ thể, làm miễn dịch loãng giúp sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh được sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Luôn phải bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, không để khát mới uống. Ngoài ra, cũng cần bổ sung các loại men probiotic (có trong sữa chua) để tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.


🔼 Các loại thức ăn có tính ấm, chứa kháng sinh cao như: tỏi, nghệ, hành lá, thịt bò kho rừng... Không ăn đồ lạnh, thức ăn nên hâm nóng.
Không chỉ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp mà tất cả mọi người cũng nên cân nhắc bổ sung những loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống để phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Lưu ý: Người bệnh hô hấp nên tránh các thực phẩm hoặc đồ uống làm mềm miên mạc mũi xoang gây phù nề như bia, rượu, thuốc lá, đồ lạnh, đồ cay, đồ nóng….

Phòng chữa bệnh đường hô hấp


🔼 Để tránh tái phát bệnh xoang, bạn có thể sử dụng các loại thuốc Nam được bào chế từ các thảo dược như tân di, bạch chỉ, phòng phong, thăng ma…. với liều phòng ngừa và khoảng cách mỗi đợt uống là từ 3-4 tháng.
🔼 Với các loại bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng… đầu tiên cần loại bỏ triệt để ngay các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi… của các bệnh này nhằm tránh xoang mũi tái phát do bội nhiễm bằng các loại thuốc xịt mũi và thuốc đặc trị. Hiện nay các loại thuốc xịt có thành phần từ thảo dược như tân di hoa, thương nhĩ tử hoặc ngũ sắc khá an toàn khi không có các tác dụng phụ.
🔼 Ngoài ra, nên vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tránh để dịch nhầy trong mũi gây nhiễm khuẩn và không ngoáy mũi làm tổn thương miên mạc mũi, vỡ mạch máu, chảy máu mũi.

Xem nhiều

Điều trị

Phòng ngừa