Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Bệnh viêm mũi họng rất dễ xảy ra ở trẻ em. Chính điều này làm cho cha mẹ trẻ rất lo lắng, không biết làm sao để phòng tránh bệnh cũng như nếu gặp phải thì nên xử lý như thế nào để trẻ nhanh khỏi. Bệnh sẽ phát tán dễ dàng hơn nếu như thời tiết thay đổi đột ngột, điều này sẽ làm bệnh khó kiểm soát hơn. Vậy có cách nào để xử lý bệnh viêm mũi họng ở trẻ em này giúp cha mẹ trẻ bớt lo lắng không?

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh viêm mũi họng


Khi hít thở bình thường những tác nhân gây bệnh có thể sẽ đi vào theo đó qua mũi và hầu. Một đứa trẻ dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số bệnh viêm mũi ở trẻ em có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ sau đó giảm dần. Đây được xem như quá trình thích nghi cần thiết để cơ thể trẻ có đủ khả năng miễn dịch.
Viêm mũi ở trẻ em chủ yếu là do virus, lúc bắt đầu sẽ xâm nhập làm rối loạn hoạt động bình thường của mũi và sức đề kháng tại chỗ suy yếu, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đưa đến sự bội nhiễm vi khuẩn.

Biểu hiện bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em

  • Trẻ sẽ nhảy mũi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho khan, sau đó ho kèm đờm.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C trong 2-3 ngày.
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, thở nhanh, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới).
  • Nôn, tiêu chảy.
  • Các biểu hiện này kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm, nếu kéo dài trên 7 ngày nên đề phòng những biến chứng của viêm mũi họng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…

Những nguy cơ nguy hiểm khi trẻ bị viêm mũi họng

Khi sốt cao có thể dẫn tới co giật, nguy hiểm tới tính mạng và có thể để lại nhiều biến chứng sau này:
  • Viêm tai giữa (đây là biến chứng hay gặp nhất) ngoài dấu hiệu viêm mũi còn kèm theo triệu trứng đau tai, trẻ hay dụi vào tai, nghe không rõ, nặng hơn là chảy mủ tai.
  • Viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản phổi, viêm phổi, viêm xoang hàm cấp, viêm mũi họng mãn tính.
  • Viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes).

Cách xử lý bệnh viêm mũi ở trẻ em


  • Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần hạ sốt bằng thuốc và phương pháp lau mát: Dùng khăn bông cho vào nước ấm (37 – 40 độ C) vắt ráo, lau khắp người trẻ và xếp các khăn này vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn liên tục đến khi nhiệt độ dưới 38 độ C thì không cần lau mát nữa.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, tránh quạt và gió mạnh.
  • Đảm bảo lượng nước vì sốt gây mất nước.
  • Nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý liên tục cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, hỉ mũi đúng cách.
  • Để đề phòng viêm tai khi viêm mũi có dấu hiệu sốt cao cần dùng kháng sinh toàn thân, nếu có hiện tượng chảy mủ tai phải sớm đi khám bác sỹ để có hướng dẫn điều trị phù hợp. Tuy vậy việc dùng kháng sinh vẫn phải được sự đồng ý của các bác sĩ thì mới sử dụng.
Ngoài ra cha mẹ cũng chú ý những vấn đề sau:

Vệ sinh mũi họng

Lau rửa mũi bằng khăn mềm nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi để rỉ mũi mềm và bong ra. Lưu ý là khăn lau nên chỉ dùng một lần hoặc đã đảm bảo giặt thật sạch tránh để vi khuẩn và virus lây lan.

Chế độ ăn


  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho.

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng

  • Giữ ấm toàn thân, nhất là vùng cổ, ngực, bàn chân khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Giúp trẻ loại bỏ tật xấu để tay lên miệng và ngoáy mũi.

Nguồn: http://www.mayxongmuihong.vn/nhung-luu-y-ve-benh-viem-mui-hong-cap-o-tre-em/

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về mũi. Do cơ chế bệnh mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, gây ra những phản ứng bất thường và quá mức. 

⧪ Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả khi bị chảy nước mũi
⧪ Máy xông mũi xoang giá rẻ
⧪ Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?


Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra do những phản ứng quá mức của cơ thể khi có kháng nguyên trong không khí xâm nhập vào bên trong. Những phản ứng xảy ra quá mức, gây ra tổn hại cho cơ thể gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ của bề mặt mũi, các xoang và mắt, nếu trầm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng: Các dị nguyên này thường lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, con mạt, nấm mốc, khói, bụi, lông thú…
Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, đậu, hải sản, thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng biểu hiện vẫn là ở đường thở trên.
Yếu tố cơ địa và di truyền: cha mẹ đều bị dị ứng cho tỷ lệ con bị dị ứng cao (50%), nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.

Biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng


- Nhảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên.

- Chảy nước mắt

- Ngứa mũi, cổ họng, mắt hoặc tai.

- Nghẹt mũi hai bên hoặc 1 bên (nếu phải thở bằng miệng quá lâu sẽ gây khô họng, viêm họng và thanh quản).

- Chảy nước mũi trong (vàng đục nếu bội nhiễm).

- Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắn giọng và ho.

- Chóp mũi viêm đỏ

- Mí mắt sưng nề, xuất hiện quầng thâm.

- Niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.

- Đau đầu thường xuyên

- Xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước

- Phát ban

- Mệt mỏi

Các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Lời khuyên để chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả là nên chữa khỏi dị ứng ngay khi vừa phát hiện.

1/ Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên: Giữ nhà khô thoáng, hút bụi thường xuyên, tách biệt chó mèo với phòng ngủ, diệt chuột, gián. Quét dọn thường xuyên để loại bỏ nấm mốc, những con mạt nhất là những nơi thiếu ánh sáng, tránh tiếp xúc các loại hoa khô, giày cũ, sách báo cũ, chiếu, mền, thảm trải nền nhà…

2/ Tăng cường sức đề kháng

- Giữ ấm: Đặc biệt vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Không nên thức khuya hoặc dậy quá sớm, vì thời điểm này rất dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.

- Tránh tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa hoặc gió hanh khô đột ngột vì sẽ làm khô niêm mạc mũi xoang. Làm ấm mũi vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy khoảng vài phút.

- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc khi đi ra ngoài đường.

- Vệ sinh vùng tai, mũi, họng: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn nên súc họng bằng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.

- Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng chất nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

- Sử dụng thuốc hợp lý: Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuộc thuốc, gây lờn thuốc.

- Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi, giúp thông thoáng mũi.

3/ Sử dụng thuốc


Đây có lẽ là phương pháp điều trị chính, bởi đa số bệnh nhân không thể kiểm soát được các tác nhân gây dị ứng.
Các loại thuốc thường được chỉ định:
- Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này sẽ ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng.

- Thuốc thông mũi: dạng nhỏ, xịt.

- Thuốc corticoid: dùng khi tình trạng nghiêm trọng

- Sử dụng các bài thuốc Đông y

4/ Thay đổi miễn dịch

- Nếu không thể kiểm soát bệnh bằng thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.
- Sau khi kiểm tra được loại kháng nguyên, bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.
- Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%, có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Liệu pháp miễn dịch này là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng. Tuy nhiên thời gian điều trị kéo dài đến 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

5/ Phẫu thuật


Chỉ áp dụng khi cần giải quyết bệnh xuất hiện nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hóa quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.

Bạn cần biết?

- Nên dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.

- Nếu dùng corticoid dạng thuốc phun tại chỗ để đảm bảo an toàn.

- Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước khi mổ.

- Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.

- Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.

- Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.

- Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Xem nhiều

Điều trị

Phòng ngừa