Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Bệnh hen suyễn hay còn gọi với tên khác là bệnh hen phế quản là một căn bệnh mãn tính thuộc đường dẫn khí ở phổi. Các tác nhân gây bệnh đa số đều có liên quan đến môi trường xung quanh cũng như cơ địa của từng người. Nhưng vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề là căn bệnh này có di truyền hay không?


Tác nhân gây bệnh


Hen phế quản có thể tìm đến bất kỳ đối tượng nào, ở bất kỳ độ tuổi nào và thời gian nào trong năm. Tuy nhiên những người có cơ địa dị ứng và mẫn cảm đặc biệt với một số dị nguyên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường. Điều đó cũng đúng với những người có hệ thống miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai.


Điều kiện thuận lợi cho những cơn hen bùng phát đó là sự thay đổi thời tiết đột ngột, hít phải những tác nhân dễ gây kích thích đường hô hấp như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa… Bên cạnh đó những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng góp phần làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh hen phế quản.

benh-hen-phe-quan-co-di-truyen-khong


Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, các đồ chiên nướng và đóng hộp… cũng có thể khiến cơn hen của bạn khởi phát dữ dội. Sự bất cẩn khi không giữ ấm cơ thể cả bên ngoài lẫn bên trong như mặc đồ phong phanh, ăn kem, uống nước đá, trái cây ướp lạnh… cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp nói chung và hen phế quản nói riêng.

Hen phế quản liệu có di truyền?


Câu hỏi này luôn được rất nhiều người đặt ra khi bản thân hoặc gia đình không may bị hen suyễn. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có nghiên cứu hay khằng định chính thức nào về tính di truyền của hen phế quản.

Dựa trên các tác nhân gây bệnh, người ta thường thống nhất rằng bệnh hen phế quản là tùy cơ địa của từng người và độ mẫn cảm của người đó với các dị nguyên từ bên ngoài. Nhưng trong thực tế lại có nhiều trường hợp nhiều người sống trong một gia đình đều bị hen phế quản. Vậy nên giải thích điều này ra sao?


Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – nguyên GĐ bệnh viện Phổi Trung ương, nếu một người có cha mẹ là những bệnh nhân hen phế quản sẽ có cơ địa dị ứng và có nguy cơ dễ mắc bệnh này cao hơn 33% so với người khác. Bên cạnh đó, không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen.

Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa… có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt.

Như vậy qua ý kiến của chuyên gia, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về hen phế quản và tính chất không di truyền của bệnh. Chỉ có thể nói rằng những người có tiền sử mắc bệnh trong gia đình thì có khả năng nhiễm bệnh cao hơn với điều kiện họ có cơ địa mẫn cảm hơn đối với các tác nhân gây bệnh mà thôi. Chúc bạn luôn yên tâm và vui khỏe!

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Khi mắc bệnh hen suyễn nếu không xử lý đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chúng ta cách phòng và cắt cơn hơn phế quả hiệu quả.


Tôi năm nay 65 tuổi, hay bị khó thở, nặng ngực, ho dai dẳng và thường ho vào ban đêm khiến tôi bị mất ngủ thường xuyên. Sau khi khám bệnh, bác sĩ chuẩn đoán tôi bị bệnh hen suyễn. Tôi muốn hỏi bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Tôi rất lo vì hầu như tôi hay cảm thấy mệt mỏi. (Nguyễn Thanh Lâm, Hai Bà Trưng – Hà Nội)

Trả lời

Bác Thanh Lâm thân mến, bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính của đường dẫn khí ở phổi. Phế quản bị co thắt khiến quá trình lưu thông không khí trong phổi bị cản trở, cơ thể thiếu oxy chính là nguyên nhân khiến bác luôn cảm thấy mệt mỏi.

Về câu hỏi của bác “Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” thì có thể khẳng định hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp, bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh và bác sĩ xem nhẹ bệnh, không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Chưa kiểm soát tốt bệnh hen suyễn


Bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể được kiểm soát, người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này, thậm chí nếu điều trị đúng phương pháp bệnh sẽ thuyên giảm theo chiều hướng đáng mong đợi. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn ở Việt Nam chưa được kiểm soát tốt.

>>>> Máy xông khí dung cho trẻ em

Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương cho hay, hiện nay ở Việt Nam chỉ có 1% bệnh nhân hen suyễn được kiểm soát. Trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản không giảm mà ngày càng có xu hướng gia tăng.

Chưa có sự phối hợp giữa người bệnh và bác sĩ như người bệnh không làm đúng theo chỉ định của bác sỹ, không đến tái khám, tự ý ngừng dùng thuốc… khiến quá trình điều trị bị gián đoạn.

Người bệnh không tự bảo vệ mình tránh khỏi những dị nguyên gây bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn khó chữa trị.

benh-hen-suyen-co-nguy-hiem-khong


Sai lầm trong dùng thuốc


Những vấn đề trong dùng thuốc của bệnh nhân cũng là nguyên nhân khiến bệnh hen trở nên nguy hiểm.

Bệnh nhân hen phế quản hay có xu hướng ngừng dùng thuốc điều trị khi thấy tình trạng bệnh đã ổn định, dẫn đến việc bất ngờ lên cơn khó thở cấp, phải nhập viện. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều thuốc tốt điều trị hen suyễn. Nhưng việc sử dụng thuốc không theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khiến thuốc không phát huy được tác dụng, thậm chí còn gây tác dụng phụ.


Điển hình như việc sử dụng thuốc cắt cơn hay thuốc dự phòng dạng xịt không đúng cách:

Cần xịt thuốc đúng tác dụng để thuốc đến được phế quản, làm giảm cơn co thắt, nhưng nhiều bệnh nhân chỉ há mồm xịt thuốc vào má.

Trước khi xịt thuốc, bệnh nhân không lắc đều ống thuốc.

Khi xịt thuốc bệnh nhân phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, lúc bắt đầu hít vào thì phun thuốc. Nhưng nhiều người khi hít vào gần hết hay thở ra mới bấm nút xịt làm giảm lượng thuốc hít vào. Sử dụng thuốc xịt không đúng cách không những làm giảm lượng thuốc hít vào mà còn có nguy cơ gây nấm họng, viêm họng.

Ở tuổi của bác, việc điều trị hen suyễn có thể gặp khó khăn hơn do việc dùng nhiều loại thuốc trị bệnh khác nhau khiến thuốc điều trị hen suyễn tác dụng chậm, thậm chí gây tác dụng phụ. Tuy nhiên bác không nên quá lo lắng, chỉ cần chú ý làm theo chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh hen suyễn sẽ được kiểm soát tốt.

Điều trị và dự phòng hen suyễn


Điều trị cắt cơn: Sử dụng thuốc cắt cơn giúp giãn phế quản, giảm các hiện tượng khó thở, khò khè. Các thuốc cắt cơn chứa hoạt chất salbutamol như Buto – Asma với ưu điểm được điều chế dưới dạng xịt khí dung giúp thuốc đi nhanh đến phế quản, làm dịu các cơn co thắt phế quản, người bệnh nhanh chóng mất cảm giác khó thở, khò khè. Đồng thời, thuốc ít tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng. Thuốc Buto – Asma đã được Bộ y tế kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn.

Điều trị dự phòng: Dùng thuốc chống viêm, hoặc dùng kết hợp thuốc kháng viêm và giãn phế quản.
Kiểm soát cơn hen: Người bệnh cần để ý môi trường xung quanh, tránh các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen. Đồng thời, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn ngay cả khi các triệu chứng hen suyễn đã thuyên giảm.

Như vậy có thể thấy bệnh hen phế quản có nguy hiểm hay không và mức độ nguy hiểm đến đâu phần nhiều phụ thuộc vào ý thức dự phòng và điều trị của bệnh nhân và bác sĩ. Do đó, bác Lâm không nên quá lo lắng, bi quan bởi bác có thể kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả nếu làm đúng những hướng dẫn trên.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn thường là do yếu tố môi trường bênh ngoài và nơi ta sinh hoạt hàng ngày.


Có môi trường sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giúp cho việc điều trị có kết quả hơn, hạn chế nhu cầu dùng thuốc.

Dị nguyên trong nhà

Trong nhà ở có nhiều thứ có thể làm cho cơn hen suyễn phát sinh hay nặng thêm, có thể kể: mạt nhà, động vật có lông mao (chó, mèo), nấm mốc…


Khi môi trường nhà ở có ít dị nguyên, ta sẽ ít tiếp xúc với dị nguyên có hại, vì thế triệu chứng hen suyễn sẽ giảm. Trẻ em sống trong nội thành có nguy cơ bị hen suyễn dị ứng, nếu làm sạch nhà ở, sẽ làm sạch được các dị nguyên, từ đó giảm các dạng bệnh hen suyễn.

Dị nguyên ngoài nhà

Có nhiều loại phấn hoa có nguy cơ gây cơn hen suyễn, riêng ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, cần lưu ý các loại phấn hoa từ hoa mía, dừa, cau, trầu, cây phi lao…

Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà

- Tránh hút thuốc lá chủ động và thụ động:

+ Hút thuốc thụ động: khói thuốc từ người khác sẽ làm tăng số lượng và độ nặng các triệu chứng ở trẻ em bị hen suyễn, do đó không được hút thuốc trong phòng trẻ ở.

+ Hút thuốc chủ động: người bị hen suyễn hút thuốc chủ động sẽ bị tăng triệu chứng hen suyễn, giảm chức năng phổi, giảm hiệu quả của các loại thuốc trị hen suyễn, do đó người bệnh hen suyễn không được hút thuốc.

nguyen-nhan-dan-den-benh-hen-suyen


Chất gây ô nhiễm không khí bên ngoài nhà ở

Ô nhiễm không khí làm nặng thêm triệu chứng hen suyễn, làm trầm trọng thêm việc tiếp xúc với các dị nguyên. Trong không khí, các chất gây ô nhiễm là: ozone, nitrogen oxides, khí dung axit, các chất thể hạt. Ngoài ra, việc thay đổi thời tiết, khí hậu, khi có mưa bão, bụi và ô nhiễm, tăng các dị nguyên hô hấp, thay đổi nhiệt độ/độ ẩm cũng ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn.


Ở các bệnh nhân mà bệnh hen suyễn đã được điều trị kiểm soát tốt, thì không cần tránh các yếu tố thời tiết bất lợi. Còn ở bệnh nhân chưa được điều trị kiểm soát tốt bệnh hen suyễn thì nên lưu ý:

- Tránh gắng sức thể lực khi trời lạnh, độ ẩm thấp, ô nhiễm cao;

- Tránh những nơi có khói thuốc và khói bụi;

- Ở trong phòng có môi trường được kiểm soát tốt.

Thức ăn và phụ gia

Dị ứng thức ăn ít được ghi nhận là yếu tố khởi phát trong bệnh hen suyễn, chỉ chủ yếu ở trẻ em. Chỉ kiêng loại thức ăn gây dị ứng khi có triệu chứng rõ:

- Chất Sulffites: (cà chua, tôm, trái cây khô, bia, rượu vang) tùy vào loại thức ăn, mức độ thừa sulfite, mức mẫn cảm, hình thức sulfite thừa, cơ chế gây bệnh do sulfite mà có ảnh hưởng khác nhau đến bệnh hen suyễn.

- Chất màu vàng (Tartrazine): benzoate, bột ngọt, ít tác dụng gây bùng phát cơn hen suyễn.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Làm thế nào để chấm dứt được tình trạng khó chịu khi bị chảy nước mũi, nhất là khi chảy mũi kéo dài đây là triệu chứng của bệnh viêm mũi. 


Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai ai cũng đã từng trải qua những lần bị chảy nước mũi. Chúng khiến ta khó thở, ngứa mũi, thậm chí gây mệt mỏi, ngại giao tiếp. Quả là một triệu chứng khó chịu phải không?


Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.

Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.

Cách trị chảy nước mũi hiệu quả

Áp dụng theo những lời khuyên dưới đây, chắc chắn tình trạng chảy nước mũi của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

Tham khảo ý kiến bác sỹ

Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.


  • Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày.
  • Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.


huong-dan-cach-dieu-tri-hieu-qua-khi-bi-chay-nuoc-mui


Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.

  • Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.

  • Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.

  • Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.

  • Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.

  • Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.


Rửa mũi bằng nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

  • Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.

  • Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.


Chườm nóng cho vùng mặt

Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.

  • Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.

  • Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).

  • Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.


Kê cao gối một chút khi ngủ

Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.

Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.


Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.

  • Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.

  • Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.

  • Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.


Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

  • Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.

  • Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.

  • Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.


Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

  • Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.

  • Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.

  • Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.

  • Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.


Đeo khẩu trang khi ra đường

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.

  • Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.

  • Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.


Xì mũi thật nhẹ

Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng việc xì mũi đôi khi có hại hơn là có lợi.

  • Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một.

  • Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.

  • Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.


Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm Máy xông mũi họng để bảo vệ cơ quan hô hấp của bản thân và gia đình nhé!

Xem nhiều

Điều trị

Phòng ngừa