Hen là bệnh khá phổ biến ở đường hô hấp. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này là 5% dân số (hơn 4 triệu người), ở trẻ em tỷ lệ mắc hen hơn 10% ở Hà Nội và 16,7% ở TP.HCM.
Gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng
Hiện trên thế giới có tới 300 triệu người mắc bệnh hen. Theo báo cáo của Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (GINA), tốc độ tiến triển của bệnh ngày càng gia tăng, cứ 10 năm tỷ lệ mắc hen lại tăng 30-50%.
Ở Việt Nam, hen ảnh hưởng tới khoảng 5% dân số. Khảo sát tình hình bệnh hen tại châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam năm 2001 cho thấy tại Hà Nội và TP.HCM 48% bệnh nhân hen phải đi cấp cứu trong một năm; 88% bệnh nhân hen có triệu chứng trong vòng 4 tuần, 71% bệnh nhân hen mất ngủ trong vòng 4 tuần; 34% bệnh nhân hen phải nghỉ ốm; 16% bệnh nhân hen phải nghỉ học. Các số liệu công bố tại hội thảo về tỷ lệ hen ở trẻ em cũng rất đáng báo động: 10,4% ở các trường học tại Hà Nội, 16,7% ở các trường học tại TP.HCM.
Chi phí khám bệnh, cấp cứu và thuốc men trung bình của một người bệnh hen khoảng 3 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các cơn hen luôn là lỗi ám ảnh của người bệnh, đe dọa các hoạt động thể chất và lao động hằng ngày. Trẻ hen bị giảm khả năng học tập và phát triển thể chất.
Sử dụng ống hít định liều qua buồng đệm đúng cách
Sử dụng ống hít định liều qua buồng đệm đúng cách
Khi nào mắc bệnh?
Hen là bệnh viêm mạn tính của đường thở với 4 biểu hiện chính: ho, khó thở, khò khè và lồng ngực. Nhưng người có cơ địa dị ứng như: viêm mũi dị ứng, chàm, hay phát ban dị ứng... dễ mắc hen. Hen cũng có tính chất di truyền. Nếu cả hai bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, còn nếu một trong 2 bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%. Ngoài ra, tỷ lệ người bị hen gia tăng còn do các yếu tố môi trường hít phải như: các loại khói (than, củi bếp ga, thuốc lá, nhang...), bụi đường, bụi nhà và các mùi hắc: xịt phòng, xịt nhà, nước hoa...
Để biết có bị hen hay không và ở giai đoạn nào, bệnh nhân cần được làm thêm xét nghiệm gọi là đo chức năng hô hấp.
Điều trị
Cắt cơn: dùng thuốc cắt cơn giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi cơn khò khè, khó thở. Thuốc dùng cắt cơn thường ở dạng xịt hoặc phun khí dung vì có tác dụng giãn phế quản nhanh chóng hơn dạng uống.
Dự phòng và kiểm soát bệnh: dùng thuốc chống viêm, hoặc dạng phối hợp thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài. Dạng thuốc phối hợp này là thành tựu mới, đặc biệt rất hiệu quả trong điều trị các thể hen nặng, giúp kiểm soát tốt bệnh hen.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản có thể làm khởi phát cơn hen: bụi, khói, thuốc lá, nấm mốc, hóa chất, lông gia súc phấn hoa, không khí lạnh, các thuốc như Aspirin, một số thuốc điều trị huyết áp cao hay bệnh về mắt, tránh bị cảm cúm...
Mười điều cần thiết giúp kiểm soát hen triệt để
- Tin tưởng bệnh có thể kiểm soát được.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết sử dụng thuốc dạng hít khí dung qua máy xông mũi họng.
- Biết xử trí cơn hen hợp lý, kịp thời.
- Biết dự phòng hen.
- Tránh các yếu tố khởi phát có thể gây cơn hen.
- Nắm vững các bậc hen theo phác đồ.
- Có bác sĩ hoặc cơ sở y tế theo dõi.
- Theo dõi tình trạng bệnh và tái khám định kỳ.
- Gia nhập các câu lạc bộ phòng chống hen, tham gia sinh hoạt đều đặn.
|
0 nhận xét :
Đăng nhận xét