Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ cần quan sát và nhận biết một số dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ bị hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính của đường thở làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường hô hấp (phế quản) sẽ bị co thắt, phù nề, tiết đầy chất nhầy đưa đến tình trạng tắc nghẽn đường thở khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.
Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh hen suyễn rất quan trọng. Nếu phát hiện trẻ gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong một thời gian dài cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
- Ho: tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay nặng hơn về ban đêm.
- Thở khò khè, khó thở tái phát. Khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát ( tiếp xúc chất gây dị ứng, nhiễm trùng hô hấp).
Việc chẩn đoán suyễn thường dễ dàng nhất là khi trẻ đang có cơn suyễn khi đó trẻ có biểu hiện: Ho, khò khè, khó thở, thở ra khó khăn, kéo dài, thở nhanh hay rút lõm ngực tức lồng ngực của trẻ sẽ bị rút lõm khi trẻ hít vào.
Lưu ý, ngay cả khi trong gia đình không có ai có tiền sử bị hen suyễn, dị ứng thì trẻ vẫn có khả năng bị suyễn.
Ngoài ra, thường có sự nhầm lẫn giữa khò khè và chứng nghẹt mũi thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tháng. Ở tuổi này đường thở của trẻ chủ yếu bằng mũi (rất nhỏ) chỉ cần tắc mũi một ít, trẻ cũng rất khó chịu, thở khụt khà khụt khịt mà không phải là khò khè thật sự nếu khiến bạn nghi ngờ hãy đưa bé đến khám chuyên khoa hô hấp để được đánh giá đúng mức và chẩn đoán chính xác.
Việc đo chức năng hô hấp là phương pháp hữu ích dùng để chẩn đoán bệnh hen suyễn ở người lớn và cả trẻ em. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, các phương pháp này lại thường rất khó và thậm chí là không thể thực hiện được. Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ là suyễn thì cần thiết phải được đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán cũng như loại trừ các triệu chứng của các bệnh liên quan.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét