Cho dù bạn đã mắc bệnh hen suyễn từ trước hoặc chỉ gần đây mới được chẩn đoán, điều quan trọng là không lơ là với bệnh hen suyễn khi bạn về già.
Hen suyễn của bạn có thể thay đổi khi bạn già đi. Bạn có thể nhận thấy qua:
- Ít triệu chứng bệnh
- Triệu chứng hen suyễn có dấu hiện nặng hơn
- Một số triệu chứng hen suyễn là rõ ràng hơn hơn trước
- Thuốc của bạn không còn tác dụng
- Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn khiến sức khỏe bạn có vẻ tồi tệ hơn
- Những dấu hiệu thay đổi mới khi bùng phát cơn hen.
Tốt nhất, bạn cần có sự theo dõi và đánh giá bệnh hen suyễn thường xuyên. Bác sĩ của bạn có thể hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc bệnh hen suyễn của mình bằng cách:
- Xem xét lại các loại thuốc hen suyễn của bạn
- Kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật hít khi bạn dùng thuốc hen dạng hít.
- Kiểm tra tác dụng phụ hoặc các triệu chứng mới.
- Xây dựng cho bạn một kế hoạch hành động kiểm soát hen suyễn hiệu quả
Chữa trị bệnh hen suyễn ở người già ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt sau đây:
Thuốc hen suyễn
Kế hoạch điều trị hen lúc khi về già có thể được thay đổi và khác so với khi bạn còn trẻ. Nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, xương khớp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ.
Sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nên dùng kết hợp với buồng đệm hen suyễn- buồng hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang.
Máy xông mũi họng (máy phun khí dung) dễ sử dụng hơn cả, nhưng cần biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.
Tác dụng phụ và các triệu chứng mới
Một số tác dụng phụ của thuốc hen suyễn, chẳng hạn như tăng nhịp tim hoặc cảm thấy run rẩy, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… sau khi sử dụng có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn già đi. Thông báo cho bác sĩ để nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.
Sử dụng lâu dài của steroid đường uống và liều cao steroid dạng hít có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể phát triển, và loãng xương. Nó cũng có thể dẫn đến da mỏng thâm tím có thể nhận thấy điều này là tồi tệ hơn khi bạn già đi, làn da của bạn đang trở nên ít đàn hồi. Điều quan trọng là tiếp tục dùng thuốc hen suyễn; đánh giá bệnh hen suyễn thường xuyên cung cấp cho bác sĩ của bạn để điều chỉnh thuốc với liều thấp nhất có thể.
Hãy thông báo bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng mới. Dấu hiệu khó thở đôi khi chỉ là do tuổi tác của bạn; nhưng có thể là triệu chứng của bệnh khác như viêm phế quản, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc bệnh tim và được điều trị đúng cho chúng. COPD có thể phát triển như là một biến chứng của bệnh hen suyễn trong cuộc sống sau này.
Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp bệnh nhân kiểm soát hen tốt.
Theo asthma.org
0 nhận xét :
Đăng nhận xét