Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Một khi bạn đã được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh hen suyễn, bạn nên tìm hiểu thêm về bệnh để có cách quản lý kiểm soát tốt căn bệnh này. Dưới đây là sáu bước bạn có thể thực hiện để bệnh hen luôn được kiểm soát.

Bước 1: Tìm gặp bác sĩ điều trị của bạn

Theo dõi sức khỏe là việc làm cần thiết và rất quan trọng khi thực hiện kế hoạch điều trị hen suyễn. Đừng đợi đến khi bạn gặp phải vấn đề nào đó mới tìm gặp bác sĩ. 

Tập thói quen viết ra những gì bạn thắc mắc và nói cho bác sĩ của bạn về các triệu chứng gặp phải để được chăm sóc tốt hơn.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Cho dù bạn đã mắc bệnh hen suyễn từ trước hoặc chỉ gần đây mới được chẩn đoán, điều quan trọng là không lơ là với bệnh hen suyễn khi bạn về già.

Hen suyễn của bạn có thể thay đổi khi bạn già đi. Bạn có thể nhận thấy qua:

- Ít triệu chứng bệnh
- Triệu chứng hen suyễn có dấu hiện nặng hơn
- Một số triệu chứng hen suyễn là rõ ràng hơn hơn trước
- Thuốc của bạn không còn tác dụng
- Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn khiến sức khỏe bạn có vẻ tồi tệ hơn
- Những dấu hiệu thay đổi mới khi bùng phát cơn hen.

Tốt nhất, bạn cần có sự theo dõi và đánh giá bệnh hen suyễn thường xuyên. Bác sĩ của bạn có thể hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc bệnh hen suyễn của mình bằng cách:

- Xem xét lại các loại thuốc hen suyễn của bạn
- Kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật hít khi bạn dùng thuốc hen dạng hít.
- Kiểm tra tác dụng phụ hoặc các triệu chứng mới.
- Xây dựng cho bạn một kế hoạch hành động kiểm soát hen suyễn hiệu quả 



Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Thuốc hít hen suyễn là cách hiệu quả nhất để đưa thuốc đến cơ thể. Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã sử dụng một ống hít hen suyễn đúng cách? 

Nhiều người bối rối khi lần đầu tiên sử dụng một ống hít hen suyễn. Cho dù bạn có bệnh hen suyễn hoặc đang chăm sóc cho một người nào, điều quan trọng là phải biết thêm về thuốc hít hen suyễn, bao gồm cả cách sử dụng chính xác. 

Ống thuốc hen suyễn là gì? 

Một ống hít hen suyễn là một thiết bị cầm tay mang thuốc suyễn thẳng vào đường hô hấp. Mặc dù thuốc chữa bệnh suyễn có thể được dùng bằng đường uống và tiêm tĩnh mạch, một loại thuốc hít hen suyễn được phân phối trực tiếp vào phổi để giúp giảm các triệu chứng hen suyễn nhanh hơn và ít tác dụng phụ. 

Làm thế nào dùng thuốc bằng một ống hít hen suyễn? 

Ống xịt hen có thể cung cấp các loại thuốc trong nhiều trường hợp khác nhau. Bao gồm: 

Thuốc hít định liều (MDI): Một liều thuốc hít đo định liều (MDI) cung cấp thuốc suyễn thông qua một ống (hộp) thuốc phun cầm tay nhỏ. Liều thuốc cần sử dụng được đưa vào miệng của bạn khi bạn nhấn xịt xuống 1 làn thuốc trên ống thuốc nhờ đó bạn hít thuốc dễ dàng hơn. 

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Hen phế quản (tên gọi khác của bệnh hen suyễn) là một bệnh khá phổ biến ở nước ta. Đây là căn bệnh mãn tính nên quá trình điều trị đòi hỏi phải kéo dài rất lâu. 

Thuốc điều trị hen suyễn thường ở dạng xịt hít. Ưu điểm của điều trị hen suyễn với thuốc bằng đường hít là có thể đưa thuốc trực tiếp đến phổi và hạn chế được các tác dụng phụ toàn thân của thuốc nhất là với các thuốc có nguồn gốc corticoid. Sử dụng corticoid dài ngày bằng đường tiêm hoặc uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, loãng xương, mục xương, béo phì, làm nặng thêm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp…

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Tránh các tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên), sử dụng thuốc, giảm thiểu các triệu chứng hen là cách để kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. 

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ cần quan sát và nhận biết một số dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ bị hen suyễn 


Nguyên nhân gây hen suyễn thường không được xác định rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố di truyền và môi trường tương tác gây ra bệnh hen suyễn từ rất sớm.


Hen suyễn là một rối loạn viêm mạn tính đường hô hấp, đường hô hấp bất ngờ bị thu hẹp gây tắc nghẽn đường thở, thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như thời tiết, môi trường sống.


Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Bình xịt định liều và buồng đệm - buồng hít là một trong những cách dùng thuốc khí dung chữa hen suyễn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tác dụng và lợi ích khác biệt khi dùng bình xịt đình liều có buồng đệm đúng cách.


Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Hen là bệnh khá phổ biến ở đường hô hấp. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này là 5% dân số (hơn 4 triệu người), ở trẻ em tỷ lệ mắc hen hơn 10% ở Hà Nội và 16,7% ở TP.HCM.

Gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng
Hiện trên thế giới có tới 300 triệu người mắc bệnh hen. Theo báo cáo của Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (GINA), tốc độ tiến triển của bệnh ngày càng gia tăng, cứ 10 năm tỷ lệ mắc hen lại tăng 30-50%.
Ở Việt Nam, hen ảnh hưởng tới khoảng 5% dân số. Khảo sát tình hình bệnh hen tại châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam năm 2001 cho thấy tại Hà Nội và TP.HCM 48% bệnh nhân hen phải đi cấp cứu trong một năm; 88% bệnh nhân hen có triệu chứng trong vòng 4 tuần, 71% bệnh nhân hen mất ngủ trong vòng 4 tuần; 34% bệnh nhân hen phải nghỉ ốm; 16% bệnh nhân hen phải nghỉ học. Các số liệu công bố tại hội thảo về tỷ lệ hen ở trẻ em cũng rất đáng báo động: 10,4% ở các trường học tại Hà Nội, 16,7% ở các trường học tại TP.HCM.
Chi phí khám bệnh, cấp cứu và thuốc men trung bình của một người bệnh hen khoảng 3 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các cơn hen luôn là lỗi ám ảnh của người bệnh, đe dọa các hoạt động thể chất và lao động hằng ngày. Trẻ hen bị giảm khả năng học tập và phát triển thể chất.
                                                  Sử dụng ống hít định liều qua buồng đệm đúng cách

Khi nào mắc bệnh?
Hen là bệnh viêm mạn tính của đường thở với 4 biểu hiện chính: ho, khó thở, khò khè và lồng ngực. Nhưng người có cơ địa dị ứng như: viêm mũi dị ứng, chàm, hay phát ban dị ứng... dễ mắc hen. Hen cũng có tính chất di truyền. Nếu cả hai bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, còn nếu một trong 2 bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%. Ngoài ra, tỷ lệ người bị hen gia tăng còn do các yếu tố môi trường hít phải như: các loại khói (than, củi bếp ga, thuốc lá, nhang...), bụi đường, bụi nhà và các mùi hắc: xịt phòng, xịt nhà, nước hoa...
Để biết có bị hen hay không và ở giai đoạn nào, bệnh nhân cần được làm thêm xét nghiệm gọi là đo chức năng hô hấp.
Điều trị
Cắt cơn: dùng thuốc cắt cơn giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi cơn khò khè, khó thở. Thuốc dùng cắt cơn thường ở dạng xịt hoặc phun khí dung vì có tác dụng giãn phế quản nhanh chóng hơn dạng uống.
Dự phòng và kiểm soát bệnh: dùng thuốc chống viêm, hoặc dạng phối hợp thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài. Dạng thuốc phối hợp này là thành tựu mới, đặc biệt rất hiệu quả trong điều trị các thể hen nặng, giúp kiểm soát tốt bệnh hen.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản có thể làm khởi phát cơn hen: bụi, khói, thuốc lá, nấm mốc, hóa chất, lông gia súc phấn hoa, không khí lạnh, các thuốc như Aspirin, một số thuốc điều trị huyết áp cao hay bệnh về mắt, tránh bị cảm cúm...
Mười điều cần thiết giúp kiểm soát hen triệt để
- Tin tưởng bệnh có thể kiểm soát được.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết sử dụng thuốc dạng hít khí dung qua máy xông mũi họng.
- Biết xử trí cơn hen hợp lý, kịp thời.
- Biết dự phòng hen.
- Tránh các yếu tố khởi phát có thể gây cơn hen.
- Nắm vững các bậc hen theo phác đồ.
- Có bác sĩ hoặc cơ sở y tế theo dõi.
- Theo dõi tình trạng bệnh và tái khám định kỳ.
- Gia nhập các câu lạc bộ phòng chống hen, tham gia sinh hoạt đều đặn.
Theo Sài Gòn tiếp thị

Xem nhiều

Điều trị

Phòng ngừa