Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Bệnh hen suyễn hay hen phế quản là bệnh mạn tính của đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 10% số trẻ em dưới 15 tuổi bị suyễn và khoảng 25.000 trẻ em chết vì suyễn mỗi năm.

Nguyên nhân và triệu chứng

Về nguyên nhân, các nhà khoa học ghi nhận hen phế quản có liên quan mật thiết đến tình trạng dị ứng từ các phấn hoa, lông thú, bụi nhà, thuốc men, nhiễm trùng đường hô hấp, do thay đổi nhiệt độ theo mùa, do khói từ thuốc lá hoặc bếp củi hay lò sưởi, chất bảo quản thực phẩm và phụ gia, chất tạo màu, do cơ địa dị ứng với một số chất đạm từ thức ăn như: tôm cua, cá biển, nước mắm… Gần đây, các nhà khoa học ở Mỹ ghi nhận việc dùng bừa bãi hoặc quá liều các vitamin tổng hợp, nhất là vitamin nhóm B đã làm tăng dị ứng mắc hen phế quản ở trẻ em.


Khi ta tiếp xúc với các yếu tố gây cơn hen, đường thở bị viêm, niêm mạc đường thở bị phù nề và tăng tiết dịch nhầy làm bít tắc lòng phế quản, dẫn đến các dải cơ quấn quanh phế quản co thắt lại làm cho lòng phế quản hẹp lại, gây cản trở lưu thông của dòng khí thở vào và thở ra. Điều này gây nên các triệu chứng của cơn hen với các biểu hiện khó thở, nghe có tiếng rít, tiếng khò khè trong lồng ngực và đôi khi có đờm trong cổ họng.

Phòng bệnh

Hen phế quản là bệnh mãn tính đường hô hấp, để lại nhiều di chứng cho trẻ em, cho nên phòng bệnh là việc làm không thể thiếu cho mỗi gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là tiếp xúc dị nguyên, tức là yếu tố gây nên hen phế quản. Do đó, để phòng tránh cơn hen phế quản cho trẻ, trước hết ta cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: khói, bụi từ việc sử dụng bếp than, bếp củi hay hút thuốc lá trong nhà, nhang khói. Không nuôi chó mèo hoặc các loại vật nuôi có lông khác vì trẻ dễ hít phải các loại lông thú cũng phát sinh cơn hen. Không cắm hoa trong phòng ngủ của trẻ bị hen, không để trẻ chơi ở những nơi có nhiều hoa; không để những chất nặng mùi trong nhà, tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng. Duy trì không khí sạch và trong lành, mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt, khi có khói bếp hoặc trong phòng có mùi khó chịu, đóng cửa sổ nếu không khí bên ngoài nhiều khói xe, khói nhà máy, bụi phấn hoa; chỗ ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, cần phơi nắng chăn, gối, nệm thường xuyên, để đảm bảo không bị ẩm ướt để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Không cho thú vật lên giường hoặc vào nơi trẻ ngủ.



Về sử dụng thuốc, với trẻ bị hen phế quản thì thuộc cơ địa dị ứng nên rất dễ dị ứng thuốc nhất là kháng sinh, nên khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ, điều hết sức lưu ý là khi bé khám bệnh cần khai báo với bác sĩ là trẻ bị hen phế quản để bác sĩ cân nhắc khi sử dụng thuốc cho trẻ, chọn thuốc thuộc nhóm ít gây dị ứng nhất cho bé. Một nghiên cứu gần đây của Mỹ ghi nhận, việc dùng bừa bãi hoặc quá liều các vitamin tổng hợp, nhất là vitamin nhóm B đã làm tăng dị ứng hóa và khả năng mắc hen phế quản ở trẻ em. Về tắm cho trẻ bị hen phế quản cần tắm nơi không có gió lùa, tắm nước ấm, tắm nhanh, lau khô ngay vì để lạnh đột ngột cũng là nguy cơ xuất hiện cơn hen cho trẻ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trẻ bị hen suyễn không nên ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, nhất là những loại có các chất hóa học; tránh các loại thức ăn mà trẻ dễ bị dị ứng như: tôm cua, bò gà, bột ngọt, đồ hộp, lòng trắng trứng. Với trẻ còn bú, cần cho trẻ bú sữa mẹ để tận dụng tốt nguồn kháng thể từ mẹ, để phòng mọi bệnh tật trong đó có hen phế quản. Với trẻ lớn hơn, cần tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là táo, rau tươi vì có nhiều chất antioxidants như vitamin C sẽ có lợi về nhiều mặt trong đó có phòng và chữa hen. Cần bổ sung chế độ ăn nhiều cá, có nhiều acid béo omega 3 và không no có tác dụng làm giảm bớt các phản ứng viêm và chữa hen phế quản.

Theo suckhoedoisong

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Bệnh hen phế quản (hen suyễn) là bệnh hô hấp mãn tính, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cao gấp đôi người lớn. Nếu không được điều trị tốt, hen sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất của trẻ: trẻ có thể bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, lùn, biến dạng lồng ngực. Cùng với việc điều trị bệnh hen một cách hiệu quả, một chế độ dinh dưỡng tốt cũng vô cùng quan trọng và cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt về mọi mặt.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bị hen suyễn cũng như những trẻ bình thường khác. Ngoại trừ một số loại thức ăn đặc biệt thật sự bị dị ứng mà ta cần tránh, không một chế độ tiết chế, ăn kiêng nào thật sự chứng tỏ là có hiệu quả. Vì vậy, kiêng ăn không phải giải pháp được các nhà chuyên môn khuyến khích trừ khi có bằng chứng dị ứng thức ăn rõ ràng. Việc cung cấp các loại vitamin cao hơn mức nhu cầu bình thường hàng ngày cũng không cần thiết.


Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Một khi bạn đã được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh hen suyễn, bạn nên tìm hiểu thêm về bệnh để có cách quản lý kiểm soát tốt căn bệnh này. Dưới đây là sáu bước bạn có thể thực hiện để bệnh hen luôn được kiểm soát.

Bước 1: Tìm gặp bác sĩ điều trị của bạn

Theo dõi sức khỏe là việc làm cần thiết và rất quan trọng khi thực hiện kế hoạch điều trị hen suyễn. Đừng đợi đến khi bạn gặp phải vấn đề nào đó mới tìm gặp bác sĩ. 

Tập thói quen viết ra những gì bạn thắc mắc và nói cho bác sĩ của bạn về các triệu chứng gặp phải để được chăm sóc tốt hơn.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Cho dù bạn đã mắc bệnh hen suyễn từ trước hoặc chỉ gần đây mới được chẩn đoán, điều quan trọng là không lơ là với bệnh hen suyễn khi bạn về già.

Hen suyễn của bạn có thể thay đổi khi bạn già đi. Bạn có thể nhận thấy qua:

- Ít triệu chứng bệnh
- Triệu chứng hen suyễn có dấu hiện nặng hơn
- Một số triệu chứng hen suyễn là rõ ràng hơn hơn trước
- Thuốc của bạn không còn tác dụng
- Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn khiến sức khỏe bạn có vẻ tồi tệ hơn
- Những dấu hiệu thay đổi mới khi bùng phát cơn hen.

Tốt nhất, bạn cần có sự theo dõi và đánh giá bệnh hen suyễn thường xuyên. Bác sĩ của bạn có thể hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc bệnh hen suyễn của mình bằng cách:

- Xem xét lại các loại thuốc hen suyễn của bạn
- Kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật hít khi bạn dùng thuốc hen dạng hít.
- Kiểm tra tác dụng phụ hoặc các triệu chứng mới.
- Xây dựng cho bạn một kế hoạch hành động kiểm soát hen suyễn hiệu quả 



Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Thuốc hít hen suyễn là cách hiệu quả nhất để đưa thuốc đến cơ thể. Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã sử dụng một ống hít hen suyễn đúng cách? 

Nhiều người bối rối khi lần đầu tiên sử dụng một ống hít hen suyễn. Cho dù bạn có bệnh hen suyễn hoặc đang chăm sóc cho một người nào, điều quan trọng là phải biết thêm về thuốc hít hen suyễn, bao gồm cả cách sử dụng chính xác. 

Ống thuốc hen suyễn là gì? 

Một ống hít hen suyễn là một thiết bị cầm tay mang thuốc suyễn thẳng vào đường hô hấp. Mặc dù thuốc chữa bệnh suyễn có thể được dùng bằng đường uống và tiêm tĩnh mạch, một loại thuốc hít hen suyễn được phân phối trực tiếp vào phổi để giúp giảm các triệu chứng hen suyễn nhanh hơn và ít tác dụng phụ. 

Làm thế nào dùng thuốc bằng một ống hít hen suyễn? 

Ống xịt hen có thể cung cấp các loại thuốc trong nhiều trường hợp khác nhau. Bao gồm: 

Thuốc hít định liều (MDI): Một liều thuốc hít đo định liều (MDI) cung cấp thuốc suyễn thông qua một ống (hộp) thuốc phun cầm tay nhỏ. Liều thuốc cần sử dụng được đưa vào miệng của bạn khi bạn nhấn xịt xuống 1 làn thuốc trên ống thuốc nhờ đó bạn hít thuốc dễ dàng hơn. 

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Hen phế quản (tên gọi khác của bệnh hen suyễn) là một bệnh khá phổ biến ở nước ta. Đây là căn bệnh mãn tính nên quá trình điều trị đòi hỏi phải kéo dài rất lâu. 

Thuốc điều trị hen suyễn thường ở dạng xịt hít. Ưu điểm của điều trị hen suyễn với thuốc bằng đường hít là có thể đưa thuốc trực tiếp đến phổi và hạn chế được các tác dụng phụ toàn thân của thuốc nhất là với các thuốc có nguồn gốc corticoid. Sử dụng corticoid dài ngày bằng đường tiêm hoặc uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, loãng xương, mục xương, béo phì, làm nặng thêm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp…

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Tránh các tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên), sử dụng thuốc, giảm thiểu các triệu chứng hen là cách để kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. 

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ cần quan sát và nhận biết một số dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ bị hen suyễn 


Nguyên nhân gây hen suyễn thường không được xác định rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố di truyền và môi trường tương tác gây ra bệnh hen suyễn từ rất sớm.


Hen suyễn là một rối loạn viêm mạn tính đường hô hấp, đường hô hấp bất ngờ bị thu hẹp gây tắc nghẽn đường thở, thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như thời tiết, môi trường sống.


Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Bình xịt định liều và buồng đệm - buồng hít là một trong những cách dùng thuốc khí dung chữa hen suyễn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tác dụng và lợi ích khác biệt khi dùng bình xịt đình liều có buồng đệm đúng cách.


Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Hen là bệnh khá phổ biến ở đường hô hấp. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này là 5% dân số (hơn 4 triệu người), ở trẻ em tỷ lệ mắc hen hơn 10% ở Hà Nội và 16,7% ở TP.HCM.

Gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng
Hiện trên thế giới có tới 300 triệu người mắc bệnh hen. Theo báo cáo của Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (GINA), tốc độ tiến triển của bệnh ngày càng gia tăng, cứ 10 năm tỷ lệ mắc hen lại tăng 30-50%.
Ở Việt Nam, hen ảnh hưởng tới khoảng 5% dân số. Khảo sát tình hình bệnh hen tại châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam năm 2001 cho thấy tại Hà Nội và TP.HCM 48% bệnh nhân hen phải đi cấp cứu trong một năm; 88% bệnh nhân hen có triệu chứng trong vòng 4 tuần, 71% bệnh nhân hen mất ngủ trong vòng 4 tuần; 34% bệnh nhân hen phải nghỉ ốm; 16% bệnh nhân hen phải nghỉ học. Các số liệu công bố tại hội thảo về tỷ lệ hen ở trẻ em cũng rất đáng báo động: 10,4% ở các trường học tại Hà Nội, 16,7% ở các trường học tại TP.HCM.
Chi phí khám bệnh, cấp cứu và thuốc men trung bình của một người bệnh hen khoảng 3 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các cơn hen luôn là lỗi ám ảnh của người bệnh, đe dọa các hoạt động thể chất và lao động hằng ngày. Trẻ hen bị giảm khả năng học tập và phát triển thể chất.
                                                  Sử dụng ống hít định liều qua buồng đệm đúng cách

Khi nào mắc bệnh?
Hen là bệnh viêm mạn tính của đường thở với 4 biểu hiện chính: ho, khó thở, khò khè và lồng ngực. Nhưng người có cơ địa dị ứng như: viêm mũi dị ứng, chàm, hay phát ban dị ứng... dễ mắc hen. Hen cũng có tính chất di truyền. Nếu cả hai bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, còn nếu một trong 2 bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%. Ngoài ra, tỷ lệ người bị hen gia tăng còn do các yếu tố môi trường hít phải như: các loại khói (than, củi bếp ga, thuốc lá, nhang...), bụi đường, bụi nhà và các mùi hắc: xịt phòng, xịt nhà, nước hoa...
Để biết có bị hen hay không và ở giai đoạn nào, bệnh nhân cần được làm thêm xét nghiệm gọi là đo chức năng hô hấp.
Điều trị
Cắt cơn: dùng thuốc cắt cơn giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi cơn khò khè, khó thở. Thuốc dùng cắt cơn thường ở dạng xịt hoặc phun khí dung vì có tác dụng giãn phế quản nhanh chóng hơn dạng uống.
Dự phòng và kiểm soát bệnh: dùng thuốc chống viêm, hoặc dạng phối hợp thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài. Dạng thuốc phối hợp này là thành tựu mới, đặc biệt rất hiệu quả trong điều trị các thể hen nặng, giúp kiểm soát tốt bệnh hen.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản có thể làm khởi phát cơn hen: bụi, khói, thuốc lá, nấm mốc, hóa chất, lông gia súc phấn hoa, không khí lạnh, các thuốc như Aspirin, một số thuốc điều trị huyết áp cao hay bệnh về mắt, tránh bị cảm cúm...
Mười điều cần thiết giúp kiểm soát hen triệt để
- Tin tưởng bệnh có thể kiểm soát được.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết sử dụng thuốc dạng hít khí dung qua máy xông mũi họng.
- Biết xử trí cơn hen hợp lý, kịp thời.
- Biết dự phòng hen.
- Tránh các yếu tố khởi phát có thể gây cơn hen.
- Nắm vững các bậc hen theo phác đồ.
- Có bác sĩ hoặc cơ sở y tế theo dõi.
- Theo dõi tình trạng bệnh và tái khám định kỳ.
- Gia nhập các câu lạc bộ phòng chống hen, tham gia sinh hoạt đều đặn.
Theo Sài Gòn tiếp thị

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014



Hen suyễn là một bệnh mãn tính ,kinh niên, căn bệnh có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Không có phương pháp chữa dứt bệnh hen suyễn. Điều đáng mừng là bạn có thể kiểm sóat nó được , do đó bạn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Bạn càng hiểu biết về bệnh suyễn nhiều hơn , thì bạn và những người thân yêu của bạn có thể kiểm soát và sống chung với căn bệnh này tốt hơn và duy trì chất lượng cuộc sống đó là điều quan trọng với bạn. 


Hen suyễn là một bệnh phổi mà làm cho việc di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi của bạn khó khăn hơn .Có ba điều mà bạn nên biết về bệnh suyễn.: 
Hen suyễn là bệnh mãn tính. Nói cách khác, bạn sống với nó hàng ngày. 
Bệnh có thể nghiêm trọng - thậm chí đe dọa tính mạng. 
Không có cách chữa dứt bệnh hen suyễn, nhưng nó có thể được kiểm soát, do đó bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 
Triệu chứng hen suyễn có thể khác nhau cho mỗi người, nhưng đây là một số trong những phổ biến nhất: 
Thở khò khè. Bạn có thể nhận thấy một âm thanh thở khò khè khi thở. Đôi khi điều này chỉ xảy ra khi bạn tập thể dục hay bị cảm lạnh. 
Ho thường xuyên. Điều này có thể phổ biến hơn vào ban đêm. Bạn có thể ho ra chất nhầy hoặc không . 
Khó thở. Đây là cảm giác bạn không thể có đủ không khí vào phổi của bạn. Nó có thể xảy ra chỉ một lần trong một thời gian, hoặc thường xuyên. 
Tức ngực. Ngực của bạn có thể cảm thấy chặt chẽ, đặc biệt là trong thời tiết lạnh hoặc tập thể dục. Đây cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một sự bùng phát. 
Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang gặp bất kỳ những triệu chứng này. Bạn bắt đầu điều trị bệnh hen suyễn của bạn và duy trì kiểm soát cáng sớm, phổi của bạn sẽ ít bị tốn thương trong thời gian dài. Có rất nhiều nguồn thông tin sẵn có cho người sống chung với bệnh hen suyễn và những người thân yêu của họ để tìm hiểu thêm về bệnh suyễn . 
Theo lung.org

Xem nhiều

Điều trị

Phòng ngừa